Dưa lưới Huỳnh Long

Mã SP: MN2958D3361

Giá: 38.000 đ / kg

Thông tin sản phẩm:

  • Sản phẩm đạt chứng nhận
Cần mua:

- THÔNG TIN SẢN PHẨM

Tên sản phẩm

Dưa lưới Huỳnh Long

Giá tham khảo

38.000đ

Nhãn hiệu/logo

Mã số mã vạch

8938560797004

 

- THÔNG TIN NHÀ SẢN XUẤT

Tên nhà sản xuất

Công ty Cổ phần nông nghiệp 620

Số điện thoại

0913084708

Địa chỉ

ấp Tân Lập, xã Tân Thành, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

Website

 

Tên người đại diện

Huỳnh Phú Lộc

Chức vụ

 

- QUY TRÌNH SẢN XUẤT

Tên quy trình sản xuất

Quy trình trồng dưa lưới trên giá thể trong nhà màng áp dụng tưới nhỏ giọt

Mã số lô

Theo đợt thu hoạch trái

 

- THÔNG TIN LÔ

Mã số lô

 

Sản phẩm

Trái dưa lưới

Quy cách đóng gói

Bọc lưới từng trái có tag treo và tem dán trái

Khối lượng/số lượng

1.5kg/trái

Xuất xứ

Việt Nam

Ngày sản xuất

Theo đợt thu hoạch

Hạn sử dụng

7-10 ngày

 

- CHUỖI CUNG ỨNG

- Nguyên liệu

Trái dưa lưới

Số lượng

7000kg/ đợt thu hoạch

Ngày sản xuất

Theo đợt thu hoạch

Người cung cấp

Công ty Cổ phần nông nghiệp 620

Địa chỉ

Huyện Bình Tân, Tỉnh Vĩnh Long

- Phân phối

 

Nhà phân phối

Các thương lái và công ty xuất nhập khẩu trái cây trên cả nước.

 

- NHẬT KÍ SẢN XUẤT

Công đoạn 01

Bước 1: Chuẩn bị nhà màng

Mô tả

Nhà màng được thiết kế với nhiều kiểu khác nhau: nhà kính, nhà màng kiểu cổ điển, nhà màng kiểu răng cưa, kiểu mái vòm, kiểu hình ống, nhà lưới,… Tuy nhiên cần đảm bảo các điều kiện như độ truyền sáng từ 85 - 90%; quy cách: độ cao cột (chiều cao từ mặt đất đến máng xối) từ 4 - 4,75m, khẩu độ mỗi gian nhà là 8m, cột cách cột (bước cột) là 4m. Với mái được lợp bằng màng Polymer (dày 150 micron) và vách xung quanh được che bằng lưới chắn côn trùng dày 50 mesh.

Công đoạn 02

Bước 2: Chọn giống

Mô tả

Tùy theo điều kiện và nhu cầu của thị trường có thể chọn giống có hình dạng, chất lượng phù hợp. Hiện nay, giống xuất xứ từ Nhật Bản, Thái Lan là hai giống được trồng khảo nghiệm và đánh giá là phù hợp với điều kiện nhà màng, tuy nhiên giống Taki do có độ Brix cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời có khả năng kháng bệnh tốt hơn nên được khuyến khích trồng nhiều hơn.

Cây giống khi trồng phải đạt tối thiểu:

• Số ngày gieo ươm: 10 – 15 ngày

• Chiều cao cây: 7 – 10cm

• Đường kính thân: 2 – 5mm

• Số lá thật: 2 – 3 lá

• Tình trạng cây xuất vườn: cây khoẻ mạnh, không dị hình, không bị dập nát, ngọn phát triển tốt, không có các biểu hiện nhiễm sâu bệnh hại.

Công đoạn 03

Bước 3: Chuẩn bị cây con

Mô tả

Sử dụng khay ươm cây để gieo hạt. Khay ươm thường làm bằng vật liệu mút xốp, có kích thước dài 50cm, rộng 35cm, cao 5cm (có 50 lỗ/khay).

Sử dụng mụn xơ dừa, tro trấu và phân trùn quế (1,5 N - P2O5 - 0,5 K2O) để làm giá thể gieo hạt với tỷ lệ 70% mụn xơ dừa + 20% phân trùn quế + 10% tro trấu (theo kết quả thử nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao).

Mụn xơ dừa: phải xử lý chất chát (tanin) trước khi trồng. Xử lý bằng cách ngâm và xả, thời gian xử lý là 7 - 10 ngày (lúc này nước xả đã trong) thì đem trồng được.

Phân trùn quế: được xử lý nấm bệnh bằng chế phẩm Tricoderma (dùng 500gr Tricoderma pha với 150 – 200 lít nước cho 5 - 6 khối phân trùn quế rồi tưới hoặc phun xịt đều dung dịch pha lên đống giá thể ủ). Ủ bạt để giữ ẩm và giữ nhiệt từ 7 - 10 ngày. Định kỳ đảo trộn để đảm bảo bào tử phân tán đều và cung cấp oxy.

Giá thể được cho vào đầy lỗ mặt khay, sau đó tiến hành gieo 1 hạt/lỗ (hạt là hạt khô không cần ủ). Hằng ngày tưới nước giữ ẩm đảm bảo cho hạt nảy mầm đồng đều, khay ươm được đặt trong nhà ươm có che mưa và lưới chắn côn trùng. Khi hạt nảy mầm và xuất hiện lá thật thứ nhất, tiến hành phun phân bón lá Growmore 30-10-10 với nồng độ là 1g/lít nước để cung cấp dinh dưỡng cho cây con. Sau khi gieo từ 10 - 15 ngày (cây đã được 2 lá thật) thì đem trồng.

Trong vườn ươm cần chú ý: phòng trừ bọ phấn trắng, bọ trĩ là môi giới truyền bệnh virus cho dưa lưới (triệu chứng được miêu tả giống ở nội dung phòng trừ sâu bệnh). Tốt nhất cây nên gieo trong nhà màng có lưới ngăn côn trùng.

Công đoạn 04

Bước 4: Chuẩn bị giá thể trồng:

Mô tả

Giá thể tương tự như giá thể gieo ươm cây con. Giá thể phải đảm bảo độ sạch (không nhiễm sâu bệnh hại, vi sinh vật, cỏ dại), độ thông thoáng, không dí chặt và đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Mụn xơ dừa: phải xử lý chất chát (tanin) trước khi trồng. Xử lý bằng cách ngâm và xả, thời gian xử lý là 7 - 10 ngày (lúc này nước xả đã trong) thì đem trồng được.

Phân trùn quế: được xử lý nấm bệnh bằng chế phẩm Tricoderma (dùng 500gr Tricoderma pha với 150 – 200 lít nước cho 5 - 6 khối phân trùn quế rồi tưới hoặc phun xịt đều dung dịch pha lên đống giá thể ủ). Phủ bạt nilon để giữ ẩm và giữ nhiệt từ 10 - 15 ngày. Định kỳ đảo trộn để đảm bảo bào tử phân tán đều và cung cấp oxy.

Giá thể sau khi xử lý được cho vào các túi nilon hoặc luống trồng. Giá thể trước khi trồng được phân tích các thành phần dinh dưỡng, kim loại nặng và vi sinh vật gây hại.

Công đoạn 05

Bước 5: Chuẩn bị hệ thống tưới nhỏ giọt:

Mô tả

- Kiểu lắp đặt và bố trí hệ thống tưới: trang thiết bị tối thiểu cho một hệ thống tưới nhỏ giọt cần có bể chứa dung dịch dinh dưỡng, máy bơm, hệ thống dây dẫn dinh dưỡng, ống PVC, bộ lọc và bộ định giờ (timer và van từ).

- Kiểu trồng bằng túi nilon: sử dụng loại dây tưới nhỏ giọt với chiều dài dây tưới là 60cm, đường kính 4mm; dây tưới này được cắm trực tiếp vào đường ống dẫn dinh dưỡng theo hàng với đường kính ống là phi 16. Bố trí mỗi hàng là 1 đường dây dẫn, mỗi bọc nilon cắm 1 dây tưới nhỏ giọt nên số lượng dây tưới tương đương với số lượng bọc nilon.

- Kiểu trồng trên luống: sử dụng loại ống dây tưới có đường kính 16mm, khoảng cách giữa các lỗ nhỏ giọt là 20cm, mỗi luống bố trí 2 đường ống tưới.

Công đoạn 06

Bước 6: Trồng

Mô tả

- Khoảng cách trồng: tùy theo cách trồng bằng bọc nilon hoặc trồng trực tiếp trên luống mà bố trí khoảng cách phù hợp:

+ Trồng cây bằng bọc nilon với kích thước bọc 40 x 40cm (tương đương thể tích bọc là 40dm3; bọc màu trắng và đục lỗ ở dưới đáy túi; trồng 1 cây/bọc và trồng theo hàng đôi, khoảng cách giữa 2 cây trên một hàng là 40cm; khoảng cách giữa 2 hàng đơn là 40cm; khoảng cách giữa 2 hàng đôi là 1,6m).

+ Trồng trực tiếp trên luống: kích thước luống rộng 30cm, cao 30cm, chiều dài tùy theo chiều dài của vườn (20 – 30m), trồng hàng đôi, cây cách cây 40cm; khoảng cách giữa 2 luống là 1,8m.

- Mật độ: tùy theo mùa vụ mà bố trí mật độ phù hợp, vào những tháng mưa nhiều ánh sáng yếu, thường gây nên hiện tượng tạo lưới không đều và nứt quả.

+ Mật độ mùa khô: 2.500 - 2.700 cây/1000m2.

+ Mùa mưa: 2.200 - 2.500 cây/1000m2.

Công đoạn 07

Bước 7: Chế độ dinh dưỡng

Mô tả

- Nưới tưới: sử dụng nguồn nước sạch, pH nước tốt nhất từ 6.0 - 7.0. Có thể sử dụng nước giếng khoan hay nước sông không nhiễm mặn, phèn, kim loại nặng và vi sinh vật gây hại.

- Chế độ dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng đối với cây trồng trên giá thể trong nhà màng. Đây là quy trình trồng trên giá thể nên các yếu tố đa - vi lượng phải cung cấp đầy đủ, kịp thời và theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây.

 - Loại phân bón sử dụng: các phân như KNO3, MgSO4, K2SO4, (NH4)2SO4, Ure, KH2PO4, Ca(NO3)2 thường được hòa tan vào nước thành dung dịch dinh dưỡng tưới cây. Trong các loại phân này phải đảm bảo chứa đủ các nguyên tố cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Đó chính là K, N, P, S, Ca, Mg. Đa số các loại phân bón này là phân vô cơ, dễ tan trong nước, chúng thường ở dạng rắn (dễ bảo quản hơn so với phân dạng lỏng).

 - Thời điểm trồng: trồng vào lúc trời mát là tốt nhất và chọn cây phải đồng đều, cây khỏe mạnh, xanh tốt, không sâu bệnh hạ

Công đoạn 08

Bước 8: Chăm sóc

- Treo cây: cây được treo cố định sau khi trồng 7 - 10 ngày (cây cao khoảng 50cm), sử dụng dây để buộc sát gốc dưa lưới, hàng ngày quấn ngọn dưa lưới theo dây buộc.

- Tỉa chồi: cây được tỉa bỏ các cành cấp 1 từ nách lá thứ nhất đến nách lá thứ 9, để lại các cành cấp 1 mang trái từ lá thứ 10 trở lên để thụ phấn, cành mang trái để lại 2 lá thật đầu tiên, còn các cành còn lại không mang trái cắt bỏ.

- Thụ phấn: thụ phấn bằng ong hoặc bằng tay.

+ Thụ phấn bằng ong: sử dụng ong mật để thụ phấn, lượng ong thả vào vườn 1000m2 là 2 tổ, mỗi tổ 4 cầu, bắt đầu thả ong khi cây xuất hiện hoa cái đầu tiên (tương đương khoảng 15 - 20 ngày sau trồng), thả vào lúc mát mẻ.

+ Thụ phấn bằng thủ công: do con người thực hiện, khi cây xuất hiện hoa cái thì tiến hành thụ phấn, sử dụng phấn hoa đực để chụp lên đầu nhụy hoa cái, thụ phấn trước 9 giờ sáng, tiến hành thụ phấn liên lục trong vòng khoảng 7 ngày, khi hầu hết (100%) cây đều đậu quả thì ngưng thụ phấn.

- Tỉa quả: sau khi cây đậu quả, quả có đường kính trên 2cm thì tiến hành tỉa quả, chỉ để lại 1 đến 2 quả trên cây, còn các quả còn lại tỉa bỏ hết nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

Mô tả

- Treo cây: cây được treo cố định sau khi trồng 7 - 10 ngày (cây cao khoảng 50cm), sử dụng dây để buộc sát gốc dưa lưới, hàng ngày quấn ngọn dưa lưới theo dây buộc.

- Tỉa chồi: cây được tỉa bỏ các cành cấp 1 từ nách lá thứ nhất đến nách lá thứ 9, để lại các cành cấp 1 mang trái từ lá thứ 10 trở lên để thụ phấn, cành mang trái để lại 2 lá thật đầu tiên, còn các cành còn lại không mang trái cắt bỏ.

- Thụ phấn: thụ phấn bằng ong hoặc bằng tay.

+ Thụ phấn bằng ong: sử dụng ong mật để thụ phấn, lượng ong thả vào vườn 1000m2 là 2 tổ, mỗi tổ 4 cầu, bắt đầu thả ong khi cây xuất hiện hoa cái đầu tiên (tương đương khoảng 15 - 20 ngày sau trồng), thả vào lúc mát mẻ.

+ Thụ phấn bằng thủ công: do con người thực hiện, khi cây xuất hiện hoa cái thì tiến hành thụ phấn, sử dụng phấn hoa đực để chụp lên đầu nhụy hoa cái, thụ phấn trước 9 giờ sáng, tiến hành thụ phấn liên lục trong vòng khoảng 7 ngày, khi hầu hết (100%) cây đều đậu quả thì ngưng thụ phấn.

- Tỉa quả: sau khi cây đậu quả, quả có đường kính trên 2cm thì tiến hành tỉa quả, chỉ để lại 1 đến 2 quả trên cây, còn các quả còn lại tỉa bỏ hết nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

Công đoạn 09

Bước 9: Phòng trừ sâu bệnh hại

Mô tả

Dưa lưới trồng trong nhà màng chủ yếu bị một số đối tượng côn trùng gây hại nghiêm trọng như bọ trĩ, bọ phấn, rầy mềm, bệnh khảm, bệnh phấn trắng. Phòng trị theo hướng sinh học (thuốc sinh học), vật lý (bẫy dính màu vàng)

Công đoạn 10

Bước 10: Thu hoạch

Mô tả

Tiêu chí xác định độ chín, độ ngọt: khi thấy lưới tạo đều và phần cuống quả đã xuất hiện lưới kết hợp chuyển màu hơi vàng là thời điểm thu hoạch thích hợp (tương đương khoảng từ 40 - 50 ngày sau thụ phấn) hay độ ngọt (độ Brix) đạt 12% trở lên là thời điểm có thể thu quả.

Công đoạn 11

Bước 11: Chọn lọc trái và dán nhãn

Mô tả

Trái được chọn theo cân nặng phân loại trọng lượng và đem qua giai đoạn dán tem trái, cho vào túi lưới tránh trái bị hư dập

 

Sản phẩm cùng loại

Sản phẩm nổi bật

Vui lòng chờ