Cà phê Socola

Mã SP: MN2054C2337

Giá: 150.000 đ / hộp 150gr

Thông tin sản phẩm:

  • Sản phẩm đạt chứng nhận
Cần mua:
SẢN PHẨM/ PRODUCT                  Cà phê Socola                 
NƠI CANH TÁC/ FARM

Lâm Đồng

GIẤY CHỨNG NHẬN/CERT.

OCOP 4 sao, UTZ

MÃ SỐ GCN/ Cert. No  
ĐƠN VỊ CHỨNG NHẬN/ CERT. ORG

UBND tỉnh Lâm Đồng

NGUỒN GỐC GIỐNG, NGUYÊN LIỆU/ VARIETY

Địa phương

SẢN LƯỢNG DỰ KIẾN NĂM/EXPECTED HARVEST YIELD  
NHÀ SẢN XUẤT, BAO GÓI/ PRODUCER

CTY TNHH DAISY INTERNATIONAL

ĐỊA CHỈ/ ADDRESS

thôn Tupoh xã Đạ Chais ,huyện Lạc Dương tỉnh, Lâm Đồng

NGƯỜI ĐẠI DIỆN / PRESENTATIVE

Nguyễn Lê Thạch Thảo

CHỨC VỤ/ POSITION

Giám đốc

MÃ SỐ THUẾ/ TAX CODE  
SỐ TÀI KHOẢN VÀ NGÂN HÀNG / BANK ACCOUNT  
THÔNG TIN LIÊN HỆ/ PHONE/MAIL/WEB

0974430446

SỐ HỘ THAM GIA / NUMBER OF PARTICIPATING HOUSEHOLDS  
DIỆN TÍCH/ AREA  
LIỆT KÊ SẢN PHẨM/ PRODUCTS  
THÔNG TIN KHÁC (NẾU CÓ)/ OTHER INFOMATION  

Hình ảnh kèm theo:

 

 

 

 

 Ở nơi ấy, có cô gái Nguyễn Lê Thạch Thảo đang ấp ủ xây dựng một thương hiệu cà phê Arabica hoàn toàn mới, với quyết tâm thay đổi cái nhìn của thế giới về cà phê Việt Nam –Thương hiệu Chapi Mountains Coffee; đồng thời, liên kết với người dân thôn Tu Póh, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương tổ chức các tour du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, cùng thực hiện“giấc mơ Chapi” của mình.
         Những vườn cà phê nguyên liệu của HTX Cà phê Chapi Arabica nằm trên tuyến đường rất đẹp giữa Đà Lạt và Nha Trang, nên có một lượng khách nước ngoài khá đông (thời điểm trước dịch Covid - đặc biệt là khách châu Âu và Hàn Quốc). Mỗi tour trải nghiệm cà phê Chapi khoảng 2 giờ đồng hồ. Hướng dẫn viên là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) bản địa sẽ cùng khách ra vườn cà phê, giới thiệu cách phân biệt cà phê robusta và cà phê arabica; rồi phân tích về sự khác biệt giữa của cà phê theo chất đất và độ cao so với mực nước biển, như: cây cà phê ở Di Linh cao bao nhiêu, vị như thế nào, mùi thơm ra sao; cà phê ở Bảo Lộc, ở Lâm Hà, hay ở Sơn La, ở Campuchia, ở Indonesia thì khác nhau như thế nào dù vẫn là một giống cà phê.
Nếu vào mùa thu hoạch, du khách sẽ được hướng dẫn cách hái cà phê với những nông cụ như một người nông dân thực thụ (ủng, khăn, bạt hứng…), phân biệt cà phê đủ độ chín mới hái để chất lượng hạt tốt nhất. Ở xưởng của HTX Chapi, du khách có thể tìm hiểu phương thức chế biến (chế biến ướt và chế biến khô), cách phơi, cách rang (bếp củi hay lò kín), độ rang (để tạo cà phê đậm - dark, cà phê nhạt - light).
        Theo Giám đốc Nguyễn Lê Thạch Thảo: HTX Chapi đangcó 7 loại sản phẩm cà phê khác nhau, dựa vào độ rang xay và kết hợp dược liệu ở Lâm Đồng, số loại cà phê đặc sản, là: cà phê cacao, cà phê socola, cà phê linh chi, cà phê đẳng sâm. Du khách cũng có thể tìm hiểu các công cụ pha chế cà phê từ thời Ethiopia (với cách chế biến là giã và nấu với các loại hương liệu), châu Phi, Nhật Bản… để so sánh và hiểu được Lâm Đồng cũng có nhiều loại cà phê như của thế giới, nhưng khác và đặc sắc hơn nhờ ở vĩ tuyến (độ cao) và chất đất khác.
          Trên hành trình tour du lịch cà phê, du khách có thể thăm quan nhà người dân bản địa, tìm hiểu cuộc sống thường ngày, những phong tục tập quán của đồng bào DTTS nơi đây, và giao lưu văn hóa cồng chiêng… Ngược lại, người dân - nhất là những bạn trẻ người DTTS - ngày ngày tương tác với khách sẽ rèn luyện và hoàn thiện dần kỹ năng giao tiếp, tiếng Anh… HTX Chapiđang có 15 bạn trẻ người đồng bào DTTS được trang bị kỹ năng trồng, chăm sóc, chế biến, pha chế cà phê; đồng thời với những kỹ năng giao tiếp, hướng dẫn du lịch…
          Các tour du lịch cà phê và tour đi rừng, tour du lịch sinh thái và tour cộng đồng, góp phần mang lại thu nhập ổn định cho bà con. Thu nhập tốt là động lực để bà con ủng hộ, các bạn trẻ nỗ lực làm việc, cùng tham gia dự án trồng cà phê và thoát nghèo. Tuy nhiên, muốn làm được điều này, các bạn cũng phải siêng năng học hỏi. Thời gian qua, HTX Chapi có 2 chuyên gia nước ngoài là Marc và Alex thầm lặng giúp thực hành các kỹ năng trồng cà phê sạch, làm du lịch dưới tán rừng, vì yêu quý rừng, yêu quý những con người nơi đây.
           Vùng Đạ Chais về cơ bản, đa số là đồng bào DTTS, chưa quen cách làm việc mang tính khoa học và chuyên nghiệp, nói tiếng riêng của đồng bào… Nhưng, với những ký ức về cuộc sống bên rẫy cà phê và ở cùng đồng bào từ bé, Thảo đã dễ dàng hơn người khác. Cô có thể cùng làm việc với bà con, mời họ liên kết thành lập tổ hợp tác, rồi phát triển thành HTX Chapi Arabica. Qua 5 năm phát triển, HTX hiện có 30 thành viên và 50ha, với 95% quân số là đồng bào DTTS.
Thảo biết, để làm được cà phê theo nhu cầu của thế giới và đạt được giá trị cao hơn cho sản phẩm cà phê Việt Nam, Chapi phải đi qua con đường rất dài, nhưng Thạch Thảo quyết tâm không đi làm cho công ty nước ngoài, cũng không bán cà phê thô, mà tạo ra những sản phẩm cà phê hoàn chỉnh và hoàn hảo.Thảo cũng chủ trương giữ vườn cà phê và quy hoạch vùng nguyên liệu cà phê Arabica khoảng 300ha trên vùng đất Lạc Dương, bằng cách khuyến khích bà con làm du lịch sinh thái, để “lấy ngắn nuôi dài”.
         Thạch Thảo tâm sự: Cô chọn cái tên Chapi cho HTX của mình vì Chapi phát âm theo tiếng đồng bào hay tiếng nước ngoài đều dễ. Chapi ở Việt Nam vốn nổi tiếng từ khi có bài hát “Giấc mơ Chapi” của nhạc sĩ Trần Tiến, là mong ước về cuộc sống bình yên giữa thiên nhiên hoang dã cùng cây cỏ, muông thú; và người ta hạnh phúc với điều đó. Hơn nữa, vùng Đạ Chais có người đồng bào Raglay sinh sống, còn Arabica là loại cà phê chỉ trồng được trên núi, nên cà phê Arabica là phải gắn với Mountain, gắn với Chapi…
          HTX Chapi dự tính tập trung nhiều hơn vào tour cà phê và tour du lịch sinh thái bảo vệ sức khỏe, thông qua chương trình hợp tác với tổ chức SNV (Hà Lan) và các tổ chức châu Âu; song song với việc phát triển vùng nguyên liệu cà phê. Khi có đủ số lượng và chất lượng để xuất khẩu, Thảo mới mạnh dạn làm marketing (quảng bá). Có nghĩa là, ở giai đoạn này, cô gái Thạch Thảo vẫn đang bền bỉ thu thập nguyên vật liệu xâycon tàu cà phê Việt của mình. Đường còn dài, tương lai còn xa, nhưng Thảo vẫn quyết tâm theo đuổi, để có một ngày, con tàu mang theo giấc mơ Chapi sẽ vươn ra biển lớn.Và, cô gái Thạch Thảo “yêu rừng cây, ngọn núi,… yêu rừng xanh” vẫn ngày ngày trăn trở về giấc mơ Chapi của mình.

Sản phẩm cùng loại

Sản phẩm nổi bật

Vui lòng chờ