Bánh lá ngải Thiện Long

Mã SP: MN2863B3234

Giá: Liên hệ

Thông tin sản phẩm:

  • Sản phẩm đạt chứng nhận
Cần mua:

- THÔNG TIN SẢN PHẨM

Tên sản phẩm

Bánh lá ngải Thiện Long

Giá tham khảo

 

Nhãn hiệu/logo

Mã số mã vạch

Đang cập nhật

Ngày sản xuất

Xem trên bao bì

Hạn sử dụng

Sản phẩm sử dụng trong ngày hoặc xem trên bao bì sản phẩm

Mô tả

Tên sản phẩm/dịch vụ, mô tả về quy cách sản phẩm, tiêu chuẩn:

+ Tên sản phẩm: Bánh lá ngải Thiện Long

+ Quy cách sản phẩm: Đóng gói hộp nhựa kín

Hướng dẫn sử dụng

Sử dụng trực tiếp sau khi bóc vỏ

- THÔNG TIN NHÀ SẢN XUẤT

Tên nhà sản xuất

Hộ kinh doanh Vy Thị Bông

Số điện thoại

0969 605 482

Địa chỉ

Thôn Bắc Hóa, xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

Website

 

Tên người đại diện

Vy Thị Bông

Chức vụ

Chủ hộ kinh doanh

Hòm thư

vbong3633@gmail.com

 

- QUY TRÌNH SẢN XUẤT

Tên quy trình sản xuất

Bánh lá ngải Thiện Long

Mã số lô

Xem trên bao bì

Nội dung

 

Ảnh và file đính kèm

   

- THÔNG TIN LÔ

Mã số lô

Xem trên bao bì

Sản phẩm

Bánh lá ngải Thiện Long

Quy cách đóng gói

Đóng gói hộp nhựa kín. Bảo bì của sản phẩm đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.

Khối lượng/số lượng

Theo đơn đặt hàng

Xuất xứ

Việt Nam

Ngày sản xuất

Xem trên bao bì

Hạn sử dụng

Xem trên bao bì

File/hình ảnh đính kèm

Đang cập nhật

Mô tả

Bánh lá ngải là một món ăn truyền thống của người Nùng, đặc sản nổi tiếng của xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Ý tưởng làm bánh lá ngải ra đời từ việc người dân địa phương sử dụng lá ngải cứu, một loại thảo mộc có tác dụng chữa bệnh, thanh nhiệt, và giải độc, để chế biến thành các món ăn bổ dưỡng. Vào những dịp lễ hội, cưới hỏi, hay các sự kiện quan trọng, người Nùng thường làm bánh lá ngải như một phần trong văn hóa ẩm thực để dâng lên tổ tiên và chia sẻ cùng gia đình, bạn bè.

Cách làm bánh lá ngải khá công phu, đòi hỏi sự tỉ mỉ. Để chế biến bánh, lá ngải cứu được luộc chín, giã nhuyễn rồi trộn với bột gạo nếp, sau đó nhân bánh làm từ đậu xanh ninh nhừ, đường và mỡ heo. Những chiếc bánh dẻo thơm, vừa có vị ngọt thanh của nhân đậu, lại đậm đà hương ngải cứu, tạo nên một hương vị độc đáo khó quên. Bánh lá ngải không chỉ mang ý nghĩa ẩm thực mà còn thể hiện văn hóa đặc trưng của người Nùng, là biểu tượng cho sự gắn bó với thiên nhiên và lòng biết ơn đối với cây cỏ quê hương.

 

 

- CHUỖI CUNG ỨNG

Nguyên liệu

TT

Tên nguyên liệu

Quy mô

Địa điểm thu mua nguyên liệu

Phần trăm nguyên liệu

1

Gạo

500 kg

Thôn Bắc Hóa, xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

56%

2

Lá ngải

250 kg

Thôn Bắc Hóa, xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

28%

3

Nguyên liệu khác

150 kg

Thôn Bắc Hóa, xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

16%

 

Số lượng

Người cung cấp

Địa chỉ

Phân phối

Nhà phân phối

Số lượng

Địa chỉ

Người đại diện

 

- NHẬT KÍ SẢN XUẤT

Công đoạn 01

Bước 1: Tiếp nhận nguyên liệu

Mã số

BLNTL01

Ngày tháng

01/11/2024

Mô tả

Nguyên liệu được thu mua từ hộ dân trên địa bàn huyện Bình Gia. Nguyên liệu được kiểm tra kỹ càng khi đưa vào sản xuất theo TCCS.

Công đoạn 02

Bước 2: Sơ chế

Mã số

BLNTL02

Ngày tháng

01/11/2024

Mô tả

Nguyên liệu chính để tạo nên món bánh ngải Lạng Sơn là những lá ngải cứu non tươi, được nhặt sạch và rửa kỹ bằng nước. Tiếp theo, bạn cho 3g bột vôi hòa tan vào 3 lít nước và bắt lên bếp để đun sôi, cho lá ngải cứu vào nấu khoảng 30 phút cho đến khi lá bắt đầu mềm.

Khi lá ngải cứu đã mềm, bạn vớt lá ra và rửa sạch với nước để loại bỏ hết nước vôi. Sau đó, bạn thái nhỏ lá ngải cứu vừa nấu xong rồi để ráo nước. Sau đó sấy khô lá ngải cứu bằng cách đặt chúng trong một nồi (khô và không có nước) và đun nhẹ lửa. Tiếp theo, cho thêm 100ml nước vào phần lá ngải vừa sấy khô, cộng với 400g bột nếp và cho phần hỗn hợp này vào máy xay để xay nhuyễn thành bột đến khi thấy bột bắt đầu mềm và có độ sánh mịn.

Công đoạn 03

Bước 3: Làm bột bánh

Mã số

BLNTL03

Ngày tháng

01/11/2024

Mô tả

Hạt gạo được ngâm trong nước ấm trong khoảng 6-8 tiếng, sau đó được vo và vớt ra để ráo nước. Hạt gạo sau đó được đun chín và giã thành xôi. Trong quá trình đun, khi xôi bắt đầu lên hơi, thêm nước sôi vào xôi để làm cho bánh sau này mềm mịn và dẻo hơn.

Sau khi xôi đã chín và được thêm nước đủ, cho bột bánh và bột lá ngãi vào cối đá hoặc cối gỗ rồi tiếp tục giã nhuyễn.  Quá trình này cần được thực hiện khi xôi còn nóng, để đảm bảo bánh sau khi ra lò có độ mềm, mịn và dẻo tốt nhất.

Công đoạn 04

Bước 4: Chế biến nhân bánh

Mã số

BLNTL04

Ngày tháng

01/11/2024

Mô tả

Bắc chảo lên bếp, đun đường đỏ cho đến khi tan chảy thành dạng lỏng sền sệt, sau đó thêm đậu giã nhỏ, vừng đen và dừa khô vào đảo đều. Sau khi trộn đều hỗn hợp trên, tắt bếp và để nguội.  Tiếp theo, nặn hỗ hợp trên thành từng viên nhân bánh nhỏ thành các hình tròn có kích thước tùy theo khẩu phần.

Công đoạn 05

Bước 5: Gói bánh

Mã số

BLNTL05

Ngày tháng

01/11/2024

Mô tả

Nặn bột bánh thành các miếng tròn, dẹt, có độ dày khoảng 5mm. Hãy đảm bảo kích thước của mỗi miếng bột đủ lớn để bọc kín phần nhân đã chuẩn bị trước đó. Sau đó, đặt phần nhân bánh ngải vào giữa mỗi miếng bột và viên bột lại để tạo thành những chiếc bánh nhỏ.

Công đoạn 06

Bước 6: Hấp bánh

Mã số

BLNTL06

Ngày tháng

01/11/2024

Mô tả

Sắp xếp bánh gọn gàng vào trong nồi hấp. Bật lửa ở mức vừa và hấp bánh cách thủy trong vòng 15 phút để chín. Khi đã hấp đủ thời gian và bánh đã chín, tắt bếp và mở nắp nồi. Sau đó, lấy bánh ra đĩa và để bánh nguội trước khi thưởng thức.

 

Sản phẩm nổi bật

Vui lòng chờ